Digital marketing là gì

Digital Marketing là hình thức marketing mà người phát triển chiến lược kinh doanh dùng internet để làm phương tiện cho các hoạt động và trao đổi thông tin. Là cách quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu của bạn thông qua một hoặc nhiều hình thức truyền thông điện tử.

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số. Có thể hiểu đây là hoạt động quảng bá cho sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua bán của khách hàng. Hay nói dễ hơn, Digital marketing là các hoạt động tiếp thị sử dụng một hay nhiều phương tiện kỹ thuật số trên internet.

Digital Marketing là gì?
Digital Marketing là gì?

Kể từ khi internet phát triển, hành vi và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng có nhiều thay đổi. Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội,….Từ đó xuất hiện thêm phân khúc khách hàng trên internet, và Digital cũng phát triển từ đây. Digital marketing phát triển mạng không nhằm làm biến mất sự hiện diện của chiến lược marketing truyền thống. Nó giúp chúng ta có thêm nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các chiến dịch marketing để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ.

Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kỹ thuật số; tiếp cận khách hàng trong môi trường kỹ thuật số; Và tương tác với khách hàng.

Xem thêm: Top 10 công cụ đánh giá website tốt nhất 2019

Lợi ích của việc sử dụng Digital Marketing

  • Chi phí thấp.
  • Kết quả thực qua các con số. Những người làm chiến lược này có thể sử dụng các công cụ để phân tích các số liệu.
  • Có thể tiếp cận khách hàng rộng hơn, đa dạng hơn. Thông qua thông tin mà người dùng để lại trên internet từ đó có thể giúp chúng ta tiếp cận tới từng người dùng cụ thể.
  • Mức độ tương tác cao hơn. Thông qua môi trường internet có thể giúp doanh nghiệp tương tác, trao đổi với khách hàng của họ.
  • Nhìn chung, Digital Marketing dù là online hay offline cũng đen đến cho chúng ta nhiều lợi ích.
  • Dễ dàng theo dõi và phân tích. Đây có thể là điều mà những người làm chiến lược Digital Marketing thích, bởi họ có thể biết được những gì đang hoạt động, kết quả của chiến dịch, hành vi của người dùng,….trên website của bạn thông qua các công cụ. Từ những số liệu đó theo thời gian thu thập, họ có thể suy nghĩ, phân tích để làm chiến lược tốt hơn.

Các công cụ Digital Marketing thường gặp.

Website/Landing page/Blog,....: Kênh đăng tải các thông tin dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu để khách hàng của bạn tham khảo.

Content (nội dung): Xây dựng nội dung tiếp thị trực tuyến hiệu quả.

SEO (Search Engine Optimization) Thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm.

SEM (Search Engine Marketing): Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords.

Email Marketing: Tiếp thị tới người dùng bằng email.

Online PR: Quan hệ công chúng trên môi trường internet.

Quảng cáo bằng banner online: Mua banner quảng cáo trên các diễn đàn, các trang website điện tử lớn, những trang web có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Social Media Marketing: Quảng cáo và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội.

Mobile Marketing: Triển khai các chiến lược marketing trên điện thoại (gửi tin nhắn, các ứng dụng điện thoại,…)

Các chiến lược cơ bản trong Digital Marketing

Digital marketing được chia làm 2 chiến lược thực hiện, thường gọi là chiến lược thúc đẩy và kéo. Hai chiến lược thực hiện này có thể bổ sung lẫn nhau.

Các chuyên gia Digital Marketing chịu trách nhiệm thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và tạo khách hàng tiềm năng thông qua các kênh Digital – cả miễn phí lẫn có phí. Gồm việc thông qua các hình thức tương tác như quảng cáo bằng banner trên các website, Facebook, gửi SMS hoặc email, các trang mạng xã hội,….đến các đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm để bán hàng.

Chiến lược kéo là phương án căn bản và dài hạn để tiếp cận khách hàng. Quý doanh nghiệp có thể sử dụng Digital Marketing để xây dựng và xác định nhu cầu của khách hàng. Qua đó, tạo cách thu hút để khách hàng chủ động tìm ra công ty, sản phẩm của bạn thông qua các hoạt động tìm kiếm website, blog, thương hiệu của bạn.

Những người chưa học qua chuyên ngành Marketing cũng có thể làm Digital Marketing. Những kiến thức về SEO, tối ưu website, lên kế hoạch Marketing Online cũng như đo lường kết quả chiến lược Digital Marketing đề có thể tìm hiểu và học tập trong quá trình làm việc hoặc học thêm tại các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp.

Digital Marketing là một khái niệm rất rộng, nhiều người cho rằng nó đơn giản. Tuy nhiên, các hình thức của công cụ này được chia nhỏ và nó hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng nên một chiến lược marketing hoàn chỉnh và hiệu quả. Vậy nên, khi mới tiếp cận với Digital, bạn nên tìm hiểu và chọn một mảng để tập trung vào trước, sau đó dần mở rộng ra các mảng khác.

Xem thêm: Web browser là gì? trình duyệt web là gì

Các thành phần chính của Digital Marketing

Digital Marketing bao gồm 2 kênh chính là Digital online marketing và Digital offline marketing.

  • Online Marketing: Website, SEM, SEO, Quảng cáo PPC (quảng cáo trả phí cho mỗi lần click,…
  • Offline Marketing: Tivi, radio, SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số,….

Digital Marketing đối với hầu hết những người kinh doanh, cửa hàng lớn nhỏ là điều cần thiết để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của Digital Marketing thì cũng tồn tại những thách thức. Đó là tính đa luồng, bạn cần phải xác định kỹ và thuê một nhóm chuyên gia trong từng thành phần digital marketing khác nhau.

Digital Marketing được coi là hình thức marketing phổ biến và hiệu quả đối với mọi doanh nghiệp, nhất là thời đại công nghệ 4.0. Bài viết của chúng tôi nhằm mục đích cung cấp cho các bạn thêm thông tin về Digital Marketing.

 

Rate this post
Nhắn tin qua Zalo

0932644183