So Sánh Zyro vs WordPress: Nền tảng nào tạo website tốt hơn

Có rất nhiều nền tảng để tạo website. Nhưng tóm gọn lại, chúng tôi chia ra làm 2 cách cụ thể: một là dùng website builder và hai là dùng hệ quản trị nội dung (CMS). Zyro là một ví dụ điển hình của loại 1, trong khi WordPress có thể xem như điển hình của loại 2.

Nếu bạn là người mới tập làm web, chọn nền tảng nào để tạo web cũng sẽ cần suy nghĩ kỹ. Để giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất, trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh Zyro vs WordPress ở các hạng mục quan trọng nhất, bao gồm:

  • Mức độ dễ sử dụng
  • Việc quản lý site
  • Tốc độ
  • Bảo mật
  • Khả năng tùy chỉnh
  • eCommerce
  • Giá
  • Hỗ trợ
  • SEO

Sau đó, chúng tôi sẽ tổng hợp các ưu điểm của từng nền tảng, để bạn có đủ thông tin cần thiết và chọn được nền tảng thích hợp. Hãy bắt đầu bằng các khái niệm giữa WordPress vs Zyro thôi!

Giới thiệu về WordPress vs Zyro

Trước khi vào phần chính, bạn cần biết sự khác biệt cơ bản mấu chốt giữa Zyro và WordPress trước. Như đã đề cập ở trên, mặc dù cả 2 đều giúp bạn xây dựng website, nhưng chúng là 2 cách tạo web khác biệt.

Về cơ bản, Zyro là một dạng website builder. Có nghĩa là nó cung cấp các công cụ cần thiết để dựng web dễ dàng, mà không cần bạn đụng vào một dòng code nào. Nó sử dụng giao diện trực quan và những yếu tố được dựng sẵn, hoặc các khối để sắp xếp vào một trang web:

Những năm qua, loại công cụ dựng website này đã tăng trưởng vượt bậc, vì nó có giao diện dựng web dễ dùng cho người mới bắt đầu mà không cần phải biết lập trình. Nhưng có những giới hạn nhất định khi dùng trình biên tập website builder, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở phần so sánh cho bạn biết.

WordPress mặt khác là một Hệ quản trị nội dung (CMS). Thuật ngữ này chỉ những nền tảng dùng để quản lý một khối lượng nội dung lớn, bài viết, hình ảnh, video. CMS cũng cung cấp các công cụ bạn cần để dựng được một website đẹp:

Mặc dù WordPress lúc đầu chỉ là một nền tảng viết blog thôi, nhưng dần dần nó đã phát triển mạnh hơn để trở thành một nền tảng cho mọi loại website. Ngày nay, WordPress chiếm tới 30% thị phần toàn thế giới web, một con số thật không tưởng. Trong phần so sánh bạn sẽ biết được vì sao nó lại phổ biến đến như vậy.

Giờ, bạn cần biết điểm khác biệt chính của 2 nền tảng này. Sự khác biệt cơ bản nhất của website builderCMS là, CMS là một sản phẩm tự host. Có nghĩa là khi dùng Zyro, site của bạn sẽ dùng chính hosting của nhà cung cấp Zyro.

Còn khi dùng WordPress, bạn có thể mang website đi đến bất kỳ nhà cung cấp hosting nào cũng được. Việc này có thể tốn ít nhiều công sức hơn, nhưng nó sẽ cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn về hiệu năng và bảo mật. 

Bản thân WordPress cũng có phiên bản cung cấp dịch vụ hosting riêng, được gọi là WordPress.com. Dịch vụ này thì rất giống Zyro và giống cả về các mặt hạn chế của nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh giữa Zyro và phiên bản tự host WordPress.org.

Giờ, bạn đã biết khác biệt căn bản của 2 nền tảng là gì, hãy đi sâu hơn nữa so sánh toàn diện giữa Zyro vs WordPress nhé.

Zyro vs WordPress: Mức độ dễ sử dụng

Đầu tiên, hãy xem qua mức độ dễ sử dụng của cả hai. Chúng tôi sẽ nghiên cứu mức tiện sử dụng dành cho người mới bắt đầu. Tức là, bạn có thể dùng Zyro hay WordPress để dựng web, mà không phải tốn vài tuần hay vài tháng để học về chúng hay không.

Chúng tôi có thể khẳng định ngay rằng Zyro rất tuyệt nếu nói về mức độ tiện dụng. Ngay khi bạn tạo tài khoản, bạn sẽ thấy một giao diện quản lý rất hiện đại và rõ ràng để bạn tìm được công cụ cần thiết:

✅Có nhiều tính năng cao cấp và lạ đối với một người mới bắt đầu sử dụng khi lập trang web. Ví dụ, bạn sẽ cần tìm hiểu hướng dẫn để nghiên cứu xem có nên dùng Customer Relationship Management (CRM) không, hoặc các công cụ marketing khác. Tuy nhiên, khi bạn mở Zyro editor lên, bạn sẽ thấy thích ngay. Giao diện của nó rất đơn giản. Bạn có thể tùy chỉnh hoặc thêm ảnh, văn bản theo thiết kế có sẵn, tạo trang mới và quản lý các ứng dụng tích hợp cũng trong vài giây:

 

✅Zyro hỗ trợ dùng mẫu website để tạo được trang web trong ít phút. Bạn còn có thể chỉnh sửa mẫu web để tạo ra một thiết kế độc nhất. Bằng tính năng kéo thả, bạn có thể dễ dàng chuyển các yếu tố trong vài giây.

Tóm lại, trải nghiệm sử dụng Zyro rất mượt mà. Bạn có thể sử dụng nền tảng này để tạo web trong ngày đầu tiên hoặc trong vài giờ đầu. Việc này rất có lợi nếu như bạn cần một site gấp hoặc muốn có một trang web mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian vào. 

Nhưng, WordPress cũng không phải là một nền tảng gì quá khó sử dụng. Khi bạn cài đặt xong trên web host mà bạn chọn, bạn sẽ sử dụng được trình quản lý nổi tiếng của WordPress. Nó có nhiều lựa chọn cho bạn như hình sau:

Có nhiều lựa chọn để tùy chỉnh website chắc chắn là một điều tốt rồi phải không. Tuy nhiên, cũng chính vì có nhiều công cụ nên WordPress dường như là khó học hơn Zyro một chút.

Việc tạo bài viết và trang web cũng tương tự như Zyro. Bạn chỉ mất vài click để tạo trang:

Tuy nhiên, chỉnh sửa những trang này và thiết kế sao cho đẹp lại đòi hỏi nhiều công đoạn hơn. Trước tiên, bạn cần tìm một theme WordPress sao cho giống với phong cách bạn muốn và tìm hiểu cách tùy chỉnh nó.

Và WordPress themes hiện nay còn có sẵn công cụ để dựng web nữa. Và bạn hoàn toàn có thể thêm chức năng này bằng plugin vào để có được trải nghiệm dựng web như Zyro.

Tóm lại, Zyro rất dễ sử dụng ngay từ ban đầu hơn WordPress. Nhưng, ngay khi bạn học xong cách vận hành cơ bản, bạn sẽ thấy WordPress linh hoạt và có thể làm được nhiều việc hơn Zyro. Vòng 1 so sánh giữa Zyro vs WordPress, chúng tôi cho là phần thắng thuộc về Zyro.

Zyro vs WordPress: Quản lý site

Trong phần này, chúng tôi sẽ nói về chức năng quản lý. “Quản lý” sẽ bao gồm tất cả các tác vụ chung, như là cập nhật, kiểm tra lỗi, dọn dẹp bài viết.

Đầu tiên là Zyro. Khi nói về việc quản trị site, ưu điểm của Zyro là tối giản mọi việc. Bạn sẽ không phải lo lắng đến các công việc nhỏ nhặt. Như là việc cập nhật sẽ được tự động.

Zyro cũng đơn giản quá trình nhân bản, xóa bài, và chuyển website đi:

Nếu đào sâu hơn, bạn sẽ thấy là Zyro có thêm một số chức năng có thể cần trong tương lai. Như là các lựa chọn để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Tuy nhiên, chỉ khi bạn nâng cấp lên gói Zyro Premium, bạn mới có thể truy cập dữ liệu thống kê được (yếu tố quan trọng nhất để phát triển website). Điều này sẽ không thành vấn đề nếu bạn định dùng nền tảng Zyro lâu dài, vì Zyro cũng quảng bá về mức giá của họ là rẻ nhất so với các trình tạo trang web khác hiện tại như Wix hay Squarespace.

WordPress, mặc khác, hỗ trợ toàn bộ các tính năng quản lý site ngay từ ban đầu. Ví dụ, bạn có thể cấu trúc URL.

Còn nếu cần thêm các tính năng cao cấp hơn mà không có sẵn, bạn sẽ luôn tìm thấy plugin cần thiết để bổ sung, hầu hết đều miễn phí. Ví dụ như, plugin Yoast SEO giúp bạn tăng hạng cao trong mọi search engine chẳng hạn, và thậm chí nó còn giúp bạn viết bài sao cho dễ đọc nhất:

Nhìn chung, Zyro cho trải nghiệm đơn giản và trực tiếp hơn để quản lý website. Nhưng, WordPress lại hỗ trợ chuyên sâu hơn và có nhiều chức năng hơn, yếu tố này quan trọng hơn để vận hành một website. Vòng so sánh giữa Zyro vs WordPress này, chúng tôi sẽ chọn WordPress.

Zyro vs WordPress: Tốc độ

Hơi khó để so sánh WordPress vs Zyro về tốc độ, vì thật ra mỗi nền tảng có một nơi host khác nhau. Tuy nhiên, hãy xem về các khác biệt chính.

Như chúng tôi đã nói ở trên, Zyro cũng là một web host. Có nghĩa là bạn đang thanh toán dịch vụ website builder và hosting đồng thời với nhau. Zyro không cho phép thực hiện các chỉnh sửa để cải thiện tốc độ website.

Mà thay vào đó, nền tảng này sẽ làm mọi việc cần thiết để website chạy nhanh nhất có thể. Nói một cách khác, tốc độ là thứ bạn không cần/không thể động đến khi dùng Zyro. Trong quá trình kiểm thử của chúng tôi, chúng tôi thấy là Zyro có thời gian tải trang rất tốt, nhờ vào công nghệ tối ưu ảnh tự động và CDN của họ.

Vậy, Zyro là một lựa chọn tốt khi nếu bạn là người không muốn phải lo lắng đến hiệu năng của website. Nhược điểm là vì bạn không có quyền kiểm soát điều này, bạn sẽ thực tế không cải thiện gì nhiều được cho tốc độ website khi có nhu cầu, mà ở tình thế là “có sao dùng vậy”.

Với WordPress, bạn có thể sử dụng bất kỳ gói hosting nào cũng được. Cho nên bạn có thể tìm hiểu để chọn lựa gói cước phù hợp nhất, dựa theo tài nguyên dự định dành cho website. Gói web hosting của Hostinger chẳng hạn, có hỗ trợ tốc độ cao ngay từ gói thấp nhất và lại còn nhiều quyền kiểm soát hơn gói Premium của Zyro.

Hơn nữa, bạn còn có thể tăng tốc triệt để hơn cho website WordPress nữa. CMS này không có sẵn tính năng tối ưu ảnhtích hợp CDN, nên bạn cần thêm nó bằng việc cài thêm các plugin như WP Smush:

Tóm lại, nếu bạn chịu khó bỏ công sức để tối ưu WordPress, WordPress sẽ có thể hơn Zyro về mặt tốc độ. Nếu làm tốt, WordPress sẽ luôn đảm bảo site của bạn chạy cực nhanh. Vì vậy khi nói đến hiệu năng, WordPress giúp site bạn của chạy tốc độ cao nhất nếu tùy chỉnh, còn Zyro sẽ xử lý hết mọi công đoạn này cho bạn.

Zyro vs WordPress: Bảo mật

Bạn nên chọn một nền tảng mà không thể nào xâm nhập được, đó là điều kiện tốt nhất. Không ai có thể truy cập mà không được bạn cung cấp quyền, hay đụng được tới các dữ liệu nhạy cảm của bạn. Tuy nhiên, sự thật là không có một nền tảng nào an toàn 100% trên thế giới internet này.

Điều bạn có thể làm là giới hạn rủi ro xuống mức thấp nhất, bằng cách chọn nền tảng có danh tiếng trong vấn đề bảo mật. Ngoài ra, bạn còn có thể tăng tính bảo mật thủ công, bằng các biện pháp khác nhau.

Những nền tảng website builder như Zyro thường bảo mật sẵn, lý do là vì:

  • Người dùng không đụng được vào chức năng chính của mã nguồn gốc, vì vậy các điểm yếu bảo mật sẽ ít hơn.
  • Những nền tảng này được cập nhật tự động, vì vậy bạn sẽ không dùng một phần mềm lỗi thời chứa các lỗ hổng bảo mật đã bị phát hiện.

Nhưng dĩ nhiên không có nghĩa là Zyro hoàn hảo ở mặt bảo mật. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp hay gặp, nên Zyro vẫn được xem là một nền tảng an toàn cao.

Với WordPress, tình thế có phức tạp hơn một chút. Vì nền tảng này được dùng nhiều nhất trên web, nên nó là một đối tượng được hacker thích đụng tới nhất. Vì chỉ cần tìm ra một lỗ hổng bảo mật nhỏ cũng có thể khiến hacker tấn công hàng triệu site.

Nhưng thật tế là bản thân WordPress lại rất an toàn. Nếu bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhỏ, như là luôn cập nhật site, plugins, themes mỗi khi có thể thì đã rất an toàn rồi đấy. WordPress và cộng đồng sử dụng WordPress thường xuất bản các bản vá để chống lại các mối đe dọa mới nhất.

Hơn nữa, bạn còn có thể cài thêm các plugin và cấu hình bảo mật nâng cao. Điều này còn tăng cường an toàn cho website hơn rất nhiều. Vậy, giống như tốc độ, bạn có thể bảo mật site để ngăn chặn hacker, spammer. 

Khi nói đến vấn đề bảo mật, chúng tôi nghĩ cả Zyro và WordPress hòa nhau. Cả 2 về cơ bản đều rất an toàn. Zyro có thế mạnh là một hệ thống đóng nên bạn không cần quan tâm đến vấn đề bảo mật và bị động lệ thuộc vào đội kỹ thuật của Zyro. Còn WordPress có thể mạnh ở một hệ thống có thể thêm tính năng bảo mật bất kỳ lúc nào, nhưng bạn cần bỏ công nghiên cứu và cấu hình một chút.

Zyro vs WordPress: Khả năng tùy chỉnh

Cuối cùng, bất kể nền tảng bạn chọn là gì, bạn cần phải chọn một nền tảng có thể giúp bạn dựng được website như ý muốn. Bạn càng có nhiều lựa chọn tùy chỉnh website, bạn càng có nhiều cơ hội xử lý bất kỳ dự án nào. Điều này rất quan trọng.

Kể cả khi bạn chỉ muốn xây dựng một website đơn giản, chúng tôi cũng khuyên bạn là nên để ngỏ khả năng mở rộng. Vì biết đâu được, website của bạn có thể phát triển đến mức bạn cần nhiều hơn tài nguyên và tính năng khác thì sao. Thậm chí bạn còn cần mở một cửa hàng online trên website, mở một diễn đàn hay trang giới thiệu sản phẩm nữa.

Zyro không phải là tay mơ trong vấn đề này. Nó tích hợp nhiều chức năng vào website như thương mại điện tử, công cụ AI, live chat và cửa hàng online:

Site builder này hỗ trợ bạn chọn giữa rất nhiều template, themes và các công cụ thiết kế khác đều dễ dàng được tìm thấy tại đây.

Còn WordPress thì sao? Chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng, WordPress chưa bao giờ có đối thủ khi nói về tính năng. Nền tảng này có hàng ngàn pluginthemes. Những công cụ này có thể giúp bạn thay đổi thiết kế và chức năng của website triệt để. Bạn có thể tạo được gần như mọi loại website bạn có thể nghĩ đến, với các chức năng nào cũng có:

Và tuyệt hơn nữa là, hầu hết các plugin WordPress tốt nhất đều miễn phí. Bạn có thể cài thêm chức năng với một khoảng kinh phí hạn chế, rất tốt phải không?

Cuối cùng, hãy nhớ rằng WordPress là một nền tảng mã nguồn mở. Vì vậy, về lý thuyết, bạn có thể chỉnh mã nguồn gốc của nó và tự làm thêm chức năng nếu muốn. Nếu có kinh nghiệm lập trình web hoặc không sợ tìm hiểu các hướng dẫn trên mạng, vậy bạn có thể tự tạo website WordPress mà độc đáo mạnh mẽ hơn Zyro nhiều.

Vì những lý do này, chúng tôi cần phải dành phần thắng cho WordPress khi nói đến khả năng tùy biến. Nền tảng này có đủ mọi thứ bạn cần trong 1 nơi.

Zyro vs WordPress: eCommerce

Trong thời đại này, mọi người ngày càng bán sản phẩm online nhiều hơn. Hãy cùng xem qua 2 nền tảng này cạnh tranh như thế nào trong việc mở cửa hàng online.

Với Zyro, bạn có tùy chọn để thêm cửa hàng online vào website. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thêm eCommerce khi mua gói trả phí. Gói eCommerce Zyro có tất cả tính năng cần thiết để bán sản phẩm, mặc dù nó ít add-on hơn đối thủ trực tiếp của nó là  Shopify.

Zyro Stores chấp nhận khá đầy đủ các phương thức thanh toán, từ thẻ tín dụng đến thẻ ghi nơ. WordPress website builder, ở khía cạnh khác, hỗ trợ site eCommerce thông qua plugin free WordPress WooCommerce. Nó đang được dùng trên 26% của 1 triệu site đang chạy eCommerce.

WordPress có các plugin free thương mại điện tử khác để giúp người dùng bán mọi thứ, từ dịch vụ, sản phẩm, thuê bao, sự kiện, vân vân. Bạn sẽ có thể thanh toán một khoản phí cho giao dịch của plugin, nhưng nó miễn phí để cài. Một số plugin nổi tiếng trong thương mai điện tử là WooCommerce, BigCommerce, và Shopify.

Với gói trả phí của Zyro, bạn sẽ có đủ mọi thứ bạn cần cho cửa hàng online: từ tích hợp mạng xã hội như Facebook, chợ Amazon cho đến Google Analytic hay có thêm cửa hàng đa ngôn ngữ để mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này có nghĩa là bạn có thể quản lý mọi thứ chỉ từ một bảng điều khiển duy nhất, mặc dù khách hàng của bạn có đặt hàng ở một nền tảng khác. 

Khi nói đến eCommerce, bạn có thể dễ dàng nhận thấy WordPress hay Zyro đều có những điểm mạnh riêng. Với nhiều plugin free miễn phí, tính linh hoạt cao,  WordPress. Zyro, dĩ nhiên cũng mang đến đầy đủ lựa chọn, nhưng bạn sẽ cần đăng ký gói trả phí eCommerce để bán hàng online, với khoảng $8,99/tháng (~202.000 VNĐ)

Zyro vs WordPress: Giá cả

Chi phí của một nền tảng rất quan trọng và vì vậy bạn cần biết rõ bạn thanh toán như vậy thì được gì. Zyro và WordPress có cách thanh toán rất khác nhau. Hãy thử xem qua.

Zyro có bốn gói premium: website cho thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, và 2 gói premium eCommerce. Mỗi gói bắt đầu với giá tiền rẻ nhất để bạn có thể nâng cấp về tính năng và kích thước khi công việc của bạn phát triển tốt hơn.

Như hầu hết các gói cước, bạn đăng ký gói càng dài, giá tiền hằng tháng phải sẽ càng thấp. Ví dụ, gói phổ biến eCommerce của Zyro là $14.99/tháng, nhưng nếu đăng ký hằng năm sẽ là $8.99/tháng.

Nếu không chọn thuê một gói Zyro, bạn sẽ bị đặt quảng cáo trên đầu và cuối trang, và cũng không dùng được domain riêng. Để có tính năng cao cấp như eCommerce, bạn sẽ cần nâng cấp lên gói trả phí.

WordPress là mã nguồn mở, nghĩa là nó miễn phí cho mọi người dùng. Tuy nhiên, với WordPress thì bạn cần thuê hosting và mua tên miền riêng. Chi phí tùy vào nhu cầu thực tế của bạn. 

Vậy nếu so về giá, WordPress miễn phí sử dụng, nhưng bạn cũng cần thuê web hosting riêng nếu muốn thực sự đầu tư cho trang web dài hạn. Còn Zyro sẽ yêu cầu bạn lựa chọn và sử dụng các gói trả phí. Với cá nhân mình, về giá cả, mình sẽ lựa chọn Zyro, bởi mức giá khá rẻ của nó so với những gì chúng ta có thể nhận được. 

Zyro vs WordPress: Hỗ trợ

Khi vừa mới bắt đầu và cần phát triển website, nếu được hỗ trợ tốt thì bạn sẽ đỡ vất vả hơn. Hãy xem qua việc hỗ trợ của WordPress và Zyro như thế nào.

WordPress có một cộng đồng người dùng lớn, bạn có bộ thư viện khổng lồ để hướng dẫn và đủ thông tin bạn có thể cần nhận câu trả lời. Tuy nhiên, không phải là dễ để phân biệt hướng dẫn hỗ trợ nào đó là chuẩn hay không.

Bằng việc sử dụng WordPress, đội ngũ hỗ trợ sẽ phụ thuộc vào web host của bạn. Zyro có đội ngũ hỗ trợ riêng để giúp bản xử lý bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Nó cũng có hàng trăm mẫu tài liệu, bài viết và video và diễn đàn hỗ trợ. Hơn nữa, Zyro có hỗ trợ qua email và sắp xếp lịch hẹn qua điện thoại.

Tức là khi dùng WordPress bạn sẽ bị phụ thuộc lớn và web host của bạn. Vì Zyro đã là một web host riêng, nó vượt trội hơn so với WordPress trong khoản này. Tuy nhiên, nếu bạn có web host với đội ngũ hỗ trợ tốt, thì bên chiến thắng có thể sẽ thay đổi.

Zyro vs WordPress: SEO

Hiện nay, SEO (Search Engine Optimization) ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là khi bạn dùng những site như Zyro và WordPress. Nếu bạn muốn tối ưu website, vậy cái nào sẽ tốt hơn: Zyro hay WordPress? Hãy thử xem qua!

Với Zyro, bạn có thể tối ưu site theo page title, meta description, và lựa chọn heading tags. Bạn cũng có thể dễ dàng chỉnh yếu tốt alt tag của ảnh đó và chỉnh URL của nó.

Ngoài ra, Zyro cung cấp sitemaps để website bị quét dễ và nhanh hơn. Nó cũng dễ dàng kết nối website tới Google Search Console, Google Analytics, Bing Webmaster Tools,…

Còn WordPress cũng hỗ trợ tất cả các SEO tools như Zyro. Tuy nhiên, ngoài những công cụ đó, WordPress sẽ cho bạn nhiều khả năng kiểm soát hơn nữa. Ví dụ như tối ưu tốc độ WordPress và các lựa chọn cao cấp để index và crawling.

Cuối cùng, SEO sẽ tập trung vào chất lượng nội dung chứ không phải nền tảng. Nhưng WordPress có thể mạnh hơn Zyro ở mảng SEO. Vì như đã nói ở trên, WordPress có số lượng plugin hỗ trợ vấn đề này nhiều hơn hẵn so với Zyro.

Trước khi tổng kết, hãy dành 1 phút để tóm lại những gì bạn đã tìm hiểu từ ban đầu đến giờ về WordPress và Zyro.

Ưu điểm của Zyro

Rất nhiều người nghĩ Zyro là một nền tảng chỉ cho người mới bắt đầu. Nhưng hiện nay nó đã phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn nhờ các ưu điểm sau:

  • Cực kỳ dễ dàng sử dụng.
  • Được thiết kế để giúp tạo website hấp dẫn bằng trình dựng website bằng giao diện tiện lợi.
  • Tự động được bảo mật và tối ưu hiệu năng.
  • Nền tảng có tích hợp các ứng dụng từ bên thứ 3 và hỗ trợ tùy chỉnh tốt.
  • Tích hợp các công cụ AI nổi bật như AI Writer để tạo nội dung, AI Heatmap giúp phân tích trang web, và cộng thêm tạo logo, slogan miễn phí.

Khi so sánh WordPress vs Zyro, chúng tôi khuyên bạn dùng Zyro nếu bạn cần tạo nhanh một website mà không cần đầu tư quá nhiều công sức mà thành quả nhận lại vẫn rất chất lượng. Nếu bạn là người mới bắt đầu tạo web, sở hữu một doanh nghiệp vừa và nhỏ, Zyro sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. 

Ưu điểm của WordPress

Có lý do nên WordPress mới là CMS lớn nhất hành tinh. Những lý do khiến WordPress vượt trội, đó là:

  • Một nền tảng dễ dùng cho người mới, nhưng cũng hỗ trợ nhiều tính năng cho lập trình viên nhiều kinh nghiệm.
  • Nền tảng có khả năng mở rộng vô hạn, nhờ vào tính chất mã nguồn mở và lượng lớn themes và plugins.
  • Có nhiều lựa chọn để quản lý được lượng nội dung lớn.
  • Bạn có toàn quyền kiểm soát tính năng bảo mật, hiệu năng và hosting.

So giữa WordPress vs Zyro thì đúng là khó thật vì về cơ bản chúng sử dụng hạ tầng khác nhau. Tuy nhiên, giờ bạn đã có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn rồi đấy.

Lời kết

Tạo website dĩ nhiên sẽ mất công sức, nhưng nếu bạn chọn một nền tảng phù hợp, quá trình này sẽ thú vị hơn bạn tưởng. Bạn nghĩ sao về trận chiến này giữa Zyro vs WordPress? Chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!

4.8/5 - (16 bình chọn)
Nhắn tin qua Zalo

0932644183